Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

BẢNG HIỆU MỚI CỦA NT.Design





MỘT SỐ TÁC PHẨM MỚI



Ý Nghĩa Phong Thuỷ – Tranh Vẽ Tre


Tranh Phong Thy trước đây ít hoc chưa tng xut hin Vit Nam, nhưng Trung Hoa, cái nôi ca ngh thut Phong Thy thì đã rt thnh hành. Tranh Phong Thy là mt loi tranh được thiết kế đc bit cho ngành Phong Thy. Bi vì ngoài tác dng trang trí, nó còn có tác dng điu hòa sinh khí, mang li tài lc, sc khe, thnh vượng cho căn nhà, đng thi chn tà khí, xua đui nhng đim d, đim hung. S hu nhng bc tranh Phong Thy trong nhà, gia ch va cm thy an tâm đ làm ăn, li có thêm nhng tác phm ngh thut giúp ngôi nhà tr nên quyến rũ và hp dn hơn.

   Trong văn hóa Trung Hoa, cây tre là biu tượng ca s trường th, mnh m, tính kiên cường vượt qua mi nghch cnh và kh năng chng chi vi sóng gió cuc đi bi luôn xanh tươi quanh năm trong bt c thi tiết nào và vn có th phát trin trong nhng điu kin rt khó khăn.
    Đ
i vi công vic kinh doanh buôn bán, khi có s hin hu ca tranh v cây Tre trong ca hàng, s to ra năng lượng rt tt ch v s bo v và may mn, giúp vic làm ăn vượt qua nhng giai đon khó khăn và ngày càng phát đt.
Nhiu ngh sĩ và thư pháp gia đã s dng nhng nét bút hoàn ho đ to nên các đt tre, thân tre và c lá tre. Hình v cây tre vi nhiu lá theo Phong Thy s mang li mt cuc sng hnh phúc lâu dài, giúp người ta vượt qua nhng thi đim gian nan, hon nn nht.
Treo mt bc tranh v theo li truyn thng hình dáng cây tre sum suê, rm lá trong phòng hc, phòng khách hay văn phòng có th gp may mn v vic hc hành và trên đường s nghip. Nên chn bc tranh có v nhiu lá tre đang đung đưa theo nhng con s tt.

Ý Nghĩa Phong Thuỷ – Tranh Hoa Mẫu Đơn

 

Tranh Phong Thy trước đây ít hoc chưa tng xut hin Vit Nam, nhưng Trung Hoa, cái nôi ca ngh thut Phong Thy thì đã rt thnh hành. Tranh Phong Thy là mt loi tranh được thiết kế đc bit cho ngành Phong Thy. Bi vì ngoài tác dng trang trí, nó còn có tác dng điu hòa sinh khí, mang li tài lc, sc khe, thnh vượng cho căn nhà, đng thi chn tà khí, xua đui nhng đim d, đim hung. S hu nhng bc tranh Phong Thy trong nhà, gia ch va cm thy an tâm đ làm ăn, li có thêm nhng tác phm ngh thut giúp ngôi nhà tr nên quyến rũ và hp dn hơn.
Vi tranh v hoa, cho dù là nhà , văn phòng làm vic hay ca hiu, vic s dng mt cách khéo léo các tranh hoa chính là th hin s thành khn mt cách tao nhã. Nhìn nhng tranh hoa đp thường làm cho con người cm thy yên tĩnh, nh nhõm, thanh thn, vô hình trung đã loi b đi s nóng ny, bc dc, tránh gây ra bt hòa trong các mi quan h gia người vi  người, và ngăn nga chúng ta ch biết đm chìm trong nhng khó khăn, thiếu thn ca hoàn cnh hoc cuc sng. Có th nói, nó có th kích thích chúng ta hướng theo hướng tích cc và đt được mt thành tu trong s nghip. Không ch thế, trong phong thy, các loài hoa t ngàn xưa đã được nghiên cu và chng minh có nhiu công dng vi phong thy. Vi mi loài hoa khác nhau, li mang trong mình mt ý nghĩa phong thy khác nhau:

HOA MU ĐƠN

T xa xưa, loài hoa mu đơn này ch thuc s hu ca gii quý tc giàu có Trung Quc. Bông hoa quc sc thiên hương này tng rt được ưu ái qua nhiu triu đi, vi mnh danh “Chúa ca muôn hoa”. Nht là giai đon t thế k 5 đến thế k 13 sau Công Nguyên. Mu đơn được ca tng trong văn thơ, nhc và tranh v lúc by gi.

 

Ngày nay, Mu đơn là biu tượng ca s thnh vượng, phn vinh, giàu có, thnh vượng, sc đp. Nht Bn, Mu Đơn tượng trưng cho cuc hôn nhân hnh phúc vi nhiu con cháu. Còn trong ngôn ng loài hoa phương Tây, nh nhng đc tính y hc tuyt vi, Mu đơn còn được xem như mt loi dược tho cha bnh và mang ý nghĩa “s e l”.
Vi v đp ca Hoa Mu Đơn, người đi ví đây là biu tượng ca phú quý, trong các dp khai trương, người ta hay tng nhau tượng hoc tranh mu đơn đ chúc nhau ngày càng phú quý, giàu sang…
Hoa Mu Đơn được mnh danh là bà chúa ca các loài hoa. Loài hoa này th hin v đp sang trng, quý phái, sc hp dn nng nàn, cm xúc ca sc tr toát ra mnh m. Tinh hoa nó toát ra đem li v đp, sc quyến rũ và may mn trong tình yêu. Nên khi đt tượng hoc tranh hoa mu đơn ti cung tình duyên (Tây-nam) trong phòng ng là mt vic rt đáng làm!
Do đó, trong các thế gii ca Vt Phm Phong Thy, Hoa Mu Đơn được gi là vt phm cho phú quý, tình duyên.

Ý Nghĩa Phong Thủy-Tranh Hoa Cúc

Tranh Phong Thủy trước đây ít hoặc chưa từng xuất hiện ở Việt Nam, nhưng ở Trung Hoa, cái nôi của nghệ thuật Phong Thủy thì đã rất thịnh hành. Tranh Phong Thủy là một loại tranh được thiết kế đặc biệt cho ngành Phong Thủy. Bởi vì ngoài tác dụng trang trí, nó còn có tác dụng điều hòa sinh khí, mang lại tài lộc, sức khỏe, thịnh vượng cho căn nhà, đồng thời chấn tà khí, xua đuổi những điềm dữ, điềm hung. Sở hữu những bức tranh Phong Thủy trong nhà, gia chủ vừa cảm thấy an tâm để làm ăn, lại có thêm những tác phẩm nghệ thuật giúp ngôi nhà trở nên quyến rũ và hấp dẫn hơn.
   Với tranh về hoa, cho dù là nhà ở, văn phòng làm việc hay cửa hiệu, việc sử dụng một cách khéo léo các tranh hoa chính là thể hiện sự thành khẩn một cách tao nhã. Nhìn những tranh hoa đẹp thường làm cho con người cảm thấy yên tĩnh, nhẹ nhõm, thanh thản, vô hình trung đã loại bỏ đi sự nóng nảy, bực dọc, tránh gây ra bất hòa trong các mối quan hệ giữa người với  người, và ngăn ngừa chúng ta chỉ biết đắm chìm trong những khó khăn, thiếu thốn của hoàn cảnh hoặc cuộc sống. Có thể nói, nó có thể kích thích chúng ta hướng theo hướng tích cực và đạt được một thành tựu trong sự nghiệp. Không chỉ thế, trong phong thủy, các loài hoa từ ngàn xưa đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều công dụng với phong thủy. Với mỗi loài hoa khác nhau, lại mang trong mình một ý nghĩa phong thủy khác nhau:
Hoa cúc:. Hoa Cúc là một trong bốn loại hoa quyền quý trong văn hóa Trung Hoa. Hoa Cúc tượng trưng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Trong Phong Thủy, nguồn năng lượng mà hoa cúc đem lại khiến cho gia chủ có một cuộc sống bình dị và cân bằng trong mọi việc. Đồng thời, nó cũng mang đến may mắn cho căn nhà.

   Phòng khách có thể lựa chọn các loại tranh vẽ trúc phú quý, cây lan đuôi hổ, cây thủy tùng, sen nhiều lá, cây cọ, cây phát tài, cây lan quân tử, hoa cúc, cây lan cầu, hoa lan, hoa anh thảo, tắc, cây dương xỉ, cây huyết dụ…, các hoa này là “vật may mắn” trong phong thủy học, hàm ý như ý cát tường, tụ tài phát phúc.
 

Ý Nghĩa Phong Thủy-Tranh Hoa Hướng Dương

 

Năng lượng của mỗi phòng làm việc có thể được cải thiện mạnh mẽ nếu những người đang làm việc chung trong đó đối xử với nhau trên tinh thần hợp tác và mong muốn mang lại điều tốt cho người khác. Nếu môi trường làm việc không tạo cảm giác hài lòng, đặt vào đây các cây xanh và tranh vẽ sẽ giúp cải thiện tình hình và biến nơi này thành nơi làm việc tốt hơn, giúp cho chức năng kinh doanh của văn phòng hoặc công ty hoạt động hiệu quả và phát đạt hơn.
Với tranh về hoa, cho dù là nhà ở, văn phòng làm việc hay cửa hiệu, việc sử dụng một cách khéo léo các tranh hoa chính là thể hiện sự thành khẩn một cách tao nhã. Nhìn những tranh hoa đẹp thường làm cho con người cảm thấy yên tĩnh, nhẹ nhõm, thanh thản, vô hình trung đã loại bỏ đi sự nóng nảy, bực dọc, tránh gây ra bất hòa trong các mối quan hệ giữa người với  người, và ngăn ngừa chúng ta chỉ biết đắm chìm trong những khó khăn, thiếu thốn của hoàn cảnh hoặc cuộc sống. Có thể nói, nó có thể kích thích chúng ta hướng theo hướng tích cực và đạt được một thành tựu trong sự nghiệp. Không chỉ thế, trong phong thủy, các loài hoa từ ngàn xưa đã được nghiên cứu và chứng minh có nhiều công dụng với phong thủy. Với mỗi loài hoa khác nhau, lại mang trong mình một ý nghĩa phong thủy khác nhau:
Hoa Hướng Dương:. Trong văn hóa Trung Hoa, hoa Hướng Dương tượng trưng cho sự chung thủy, quân trung, hiếu nghĩa vì hoa Hướng Dương luôn hướng thẳng về phía mặt trời. Chính vì thế nó mang tới cho căn nhà một màu vàng ấm áp, nguồn năng lượng tốt đẹp, thắp sáng những nơi u tối, tạo cảm giác ấm áp và không khí tươi vui tràn đầy sức sống, góp phần mang lại những điều tốt đẹp cho các mối quan hệ trong gia đình, đặc biệt là giữa bố mẹ và con cái.
Vị trí gợi ý:
Với bức tranh hoa hướng dương, bạn có thể treo được nhiều nơi trong gia đình như trang trí phòng của trẻ con hay phòng khách, phòng ăn hoặc những nơi được dùng để sum họp gia đình.
Với văn phòng bạn có thể dùng tranh hoa hướng dương để tăng hứng khởi làm việc, tăng quyết tâm và tạo nguồn cảm hứng dồi dào cho công việc
(NT.Design Suu tam)
 

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

MẶT BẰNG MỚI CỦA NT.Design




Thay đổi hình ảnh mới cho NT.Design , chúng tôi luôn làm mới hình ảnh của mình, từ giải pháp kinh doanh cho đến biểu tượng Logo

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Màu sắc và tâm lý con người


Màu sắc và tâm lý con người
Những thực nghiệm của các nhà tâm lý người Áo chứng minh rằng: nếu ta dùng phấn màu xanh lá cây viết lên bảng màu vàng nhạt sẽ giúp học sinh tập trung suy nghĩ hơn, tăng cường trí nhớ, giữ gìn thị lực ở mức độ nhất định.
Theo thử nghiệm, nếu có hai căn phòng được bài trí giống nhau, chỉ khác là một căn chỉ có màu trắng đen còn một căn thì đủ các màu sắc, dĩ nhiên, ai cũng muốn chọn cho mình căn phòng đa sắc trừ khi anh ta mất khả năng phân biệt màu.
Thông thường màu đỏ, vàng da cam, vàng… đưa lại cho con người cảm xúc ấm áp, nên được gọi là những gam màu nóng. Còn các màu xanh, xanh lục, tím… đưa đến cảm giác lạnh lẽo và được xếp vào nhóm màu lạnh. Các màu nóng và lạnh mang lại cho con người những hiệu ứng tâm lý khác nhau: màu nóng dễ làm con người phấn chấn, hoạt bát, năng nổ, còn màu lạnh dễ giúp người ta bình tĩnh, hiền hoà, lắng dịu.
Kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý Nga cho thấy hiệu ứng cảm xúc đối với màu sắc như sau:
- Màu đỏ: kích thích cảm xúc, tính tích cực, khơi gợi những mối liên tưởng của con người. 
- Màu vàng: ấm áp và dễ chịu, làm cho con người sẵn sàng hành động tận tâm tận lực. 

- Màu vàng da cam: giúp con người vui vẻ, phấn khởi.
- Màu lục: mang đến sự bình tĩnh, yên vui, dễ tạo nên những mối liên tưởng đa dạng. 
- Màu đen: tạo cảm giác mệt mỏi, nặng nề, đau khổ.
- Màu trắng: khiến con người thấy yếu đuối… đó chính là nguyên nhân vì sao mọi người không thích ở những căn phòng đen trắng. 

Ngày nay, hiệu ứng màu sắc được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực kiến trúc, hội hoạ, quảng cáo, thời trang, ca kịch… Những thực nghiệm của các nhà tâm lý người Áo cũng chứng minh rằng nếu ta dùng phấn màu xanh lá cây viết lên bảng màu vàng nhạt sẽ giúp học sinh tập trung suy nghĩ hơn, tăng cường trí nhớ, giữ gìn thị lực ở mức độ nhất định. Thêm nữa, những công trình nghiên cứu của các chuyên gia Đức cho thấy, màu vàng chanh là một “thứ thuốc an thần dễ chịu”. Những trang sách giáo khoa màu vàng giúp học sinh cải thiện phương thức hành vi, làm cho các em trở nên nhã nhặn, cẩn thận và tự nhiên hơn. Có người còn đề nghị sách giáo khoa bậc trung học và tiểu học nên in chữ màu xanh lục trên giấy màu hồng, như thế khi nhìn vào, các em học sinh vừa không mỏi mắt vừa hăng say học tập. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện theo cuộc “cách mạng màu sắc” này.
Ngoài ra, màu sắc còn mang ý nghĩa tượng trưng nhất định. Phần đông mọi người nhận định rằng: màu đỏ tượng trưng cho sự hy sinh, sức sống mãnh liệt, sự cao cả; màu lục tượng trưng cho sự yên bình, nhã nhặn, hiền hoà; màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, cao quý, hiển hách hào hoa. Những màu khác như màu lam là biểu trưng cho sự hoà bình, êm ái, thâm trầm; màu đen là tượng trưng cho cảnh tang tóc, bi ai, thần bí; màu trắng là sự trinh bạch, thuần khiết, yếu đuối...
Dựa vào những kết luận trên, chúng ta nên tham khảo khi chọn lựa màu sắc trong thiết kế không gian sống hay dùng màu sắc để thể hiện tâm trạng của mình. Hơn nữa, bạn có thể đoán biết tâm lý người khác qua việc họ chọn màu cho trang phục…
(Theo VTV.vn)
(NT.Design Sưu tầm)

CHẤT LIỆU SƠN MÀI TRONG HỘI HOẠ


Các bạn quan tâm đến chất liệu trong hội hoạ hãy đọc bài viết mình vừa sưu tầm sau đây, hy vọng sẽ tích luỹ them một chút kiến thức về hội hoạ cho các bạn.

Giới thiệu

Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họaViệt Nam. Đây là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài riêng. Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài (tiếng Anh: lacquer) thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Xin lưu ý, kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam.
Hoa loa kèn-Tranh sơn mài.

Mục lục

9 Liên kết ngoài

Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn màitranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh.
Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình.
Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiên nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu quả đạt được sau khi mài tranh.

[sửa] Các họa sĩ nổi tiếng với tranh sơn mài

Trước thập niên 1930, người ta chỉ dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng mỹ nghệ. Vào thời gian này, một số họa sỹ Việt Nam đầu tiên đang học như Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩnnghệ nhân Đinh Văn Thành đã mạnh dạn thử nghiệm đưa kỹ thuật sơn ta vào làm tranh nghệ thuật.

[sửa] Những bức tranh sơn mài nổi tiếng

  • Hội chùa (1939) của Lê Quốc Lộc (tác phẩm tiêu biểu cho tranh chất liệu sơn mài thế kỷ 20)
  • Nam Bắc một nhà (1961) của Nguyễn Văn Tỵ (tác phẩm tiêu biểu cho tranh chất liệu sơn mài thế kỷ 20)

[sửa] Các nguyên liệu sử dụng trang trí

Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và các nguyên liệu khác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến như:
  • Sơn: khai thác từ cây sơn, ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa thôngnhựa dó...
  • Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế từ khoáng chất vô cơ (ví dụ: son) nên không bị phân huỷ trước ánh sáng và thời gian.
  • Các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm...
  • Các sản phẩm từ vàng như vàng thếp...
  • Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp...
  • Ngày nay, người ta đã chế tạo thành công các loại sơn công nghiệp có thể thay thế các loại sơn mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ dàng trong sản xuất tranh và màu sắc thì vô cùng phong phú.

[sửa] Các công đoạn chính của công nghệ sơn mài

Gia đình -Tranh sơn mài.
Có thể nói công nghệ sơn mài chỉ có nguyên lý chung nhưng khác biệt trong kinh nghiệm, kỹ thuật của từng cá nhân, từng gia đình cũng như nó được biến đổi kỹ thuật làm tranh khác với làm tượng, lại khác với trang trí đồ vật, sơn phủ hoàng kim... Có thể chia làm một số công đoạn chính sau: bó hom vóc, trang trí, mài và đánh bóng.

[sửa] Bó hom vóc

Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường được người làm sử dụng giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền vững hơn vải. Cách bó hom vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngày nay người thợ có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn) sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải. Sau đó để gỗ khô kiệt mới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót. Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 300-400 năm.

[sửa] Trang trí

Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa, các bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn, dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng, bạc...sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu.
Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câu đối... người thợ phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để tránh gió thổi các nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt.

[sửa] Mài và đánh bóng

Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành độ sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài. Người xưa sử dụng lá chuối khô làm giấy nháp. Đến nay, nguyên tắc đánh bóng tranh lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không được phép phủ dầu bóng. Đó chính là điểm độc đáo của tranh sơn mài. Sự thành công của một bức tranh sơn mài phụ thuộc rất lớn vào công đoạn sau cùng. Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà v.v..

[sửa] Làng nghề sơn mài

Hai người bạn - Tranh sơn mài
Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết - nó rất thích hợp mùa xuân và những ngày mưa đầu hạ. Điều đó làm ta thấy sự phân bố làm nghề sơn mài không những chia theo khu vực sản phẩm mà còn có yếu tố liên kết phục vụ lẫn nhau.
Làng nghề sơn mài Phù Lào (Tiên Sơn - Bắc Ninh) thường lấy quỳ vàng, quỳ bạc của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy vải màn của làng Đình Cả, lấy vóc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng Phù Khê, lấy nguồn sơn thô của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu, dầu trám của Lạng Sơn, Cao Bằng...
Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung nguyên liệu và các bậc chế tác nghệ thuật sơn mài nổi tiếng. Đa phần họ có gốc thành viên của các làng nghề truyền thống nhập cư Hà Nội và tạo nên 36 phố phường ngày trước.

[sửa] Sơn mài thời hiện đại

Hiện nay, tranh sơn mài sử dụng nguyên liệu là sơn Nhật được dùng khá phổ biến. Do sơn ta có hạn chế là dễ gây tác động phụ cho người sử dụng (bị "sơn ăn"), ngoài ra, khi dùng sơn ta, tranh lại phụ thuộc vào thời tiết khá nhiều. Khi thời tiết có độ ẩm cao thì sơn càng nhanh khô, nếu thời tiết khô ráo (độ ẩm thấp) thì sơn rất lâu khô. Do vậy, sơn ta ít khi được dùng tại các nước có khí hậu khô ráo. Trong khi đó, sơn Nhật lại nhanh khô và làm cho việc ai đó muốn vẽ tranh ở nước ôn đới cũng có thể thực hiện được. Nhưng khi sử dụng sơn Nhật, để tranh được bóng, bây giờ người ta thường dùng một lớp sơn trong (sơn cánh gián) phủ ra bên ngoài tranh, còn nếu tranh sơn mài dùng sơn ta, chỉ cần lấy nắm tóc rối xoa lên tranh, hoặc dùng bàn tay có độ ẩm (có ít mồ hôi) xoa lên tranh, tranh sẽ rất bóng. Tuy nhiên, tranh sơn màu dùng sơn ta vẫn được ưa chuộng hơn vì sự công phu trong quá trình làm tranh và khi nhìn, nó tạo độ sâu cho bức tranh hơn.
Sơn mài ngày nay không chỉ còn ứng dụng sản xuất tranh sơn mài, hoành phi hay câu đối... nó còn được phát triển để sản xuất các mặt hàng nội thất cao cấp như bàn ghế, giường tủ... Gốm sơn mài hiện là mặt hàng được ưa chuộng tại nhiều nước.