Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Màu sắc và tâm lý con người


Màu sắc và tâm lý con người
Những thực nghiệm của các nhà tâm lý người Áo chứng minh rằng: nếu ta dùng phấn màu xanh lá cây viết lên bảng màu vàng nhạt sẽ giúp học sinh tập trung suy nghĩ hơn, tăng cường trí nhớ, giữ gìn thị lực ở mức độ nhất định.
Theo thử nghiệm, nếu có hai căn phòng được bài trí giống nhau, chỉ khác là một căn chỉ có màu trắng đen còn một căn thì đủ các màu sắc, dĩ nhiên, ai cũng muốn chọn cho mình căn phòng đa sắc trừ khi anh ta mất khả năng phân biệt màu.
Thông thường màu đỏ, vàng da cam, vàng… đưa lại cho con người cảm xúc ấm áp, nên được gọi là những gam màu nóng. Còn các màu xanh, xanh lục, tím… đưa đến cảm giác lạnh lẽo và được xếp vào nhóm màu lạnh. Các màu nóng và lạnh mang lại cho con người những hiệu ứng tâm lý khác nhau: màu nóng dễ làm con người phấn chấn, hoạt bát, năng nổ, còn màu lạnh dễ giúp người ta bình tĩnh, hiền hoà, lắng dịu.
Kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý Nga cho thấy hiệu ứng cảm xúc đối với màu sắc như sau:
- Màu đỏ: kích thích cảm xúc, tính tích cực, khơi gợi những mối liên tưởng của con người. 
- Màu vàng: ấm áp và dễ chịu, làm cho con người sẵn sàng hành động tận tâm tận lực. 

- Màu vàng da cam: giúp con người vui vẻ, phấn khởi.
- Màu lục: mang đến sự bình tĩnh, yên vui, dễ tạo nên những mối liên tưởng đa dạng. 
- Màu đen: tạo cảm giác mệt mỏi, nặng nề, đau khổ.
- Màu trắng: khiến con người thấy yếu đuối… đó chính là nguyên nhân vì sao mọi người không thích ở những căn phòng đen trắng. 

Ngày nay, hiệu ứng màu sắc được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực kiến trúc, hội hoạ, quảng cáo, thời trang, ca kịch… Những thực nghiệm của các nhà tâm lý người Áo cũng chứng minh rằng nếu ta dùng phấn màu xanh lá cây viết lên bảng màu vàng nhạt sẽ giúp học sinh tập trung suy nghĩ hơn, tăng cường trí nhớ, giữ gìn thị lực ở mức độ nhất định. Thêm nữa, những công trình nghiên cứu của các chuyên gia Đức cho thấy, màu vàng chanh là một “thứ thuốc an thần dễ chịu”. Những trang sách giáo khoa màu vàng giúp học sinh cải thiện phương thức hành vi, làm cho các em trở nên nhã nhặn, cẩn thận và tự nhiên hơn. Có người còn đề nghị sách giáo khoa bậc trung học và tiểu học nên in chữ màu xanh lục trên giấy màu hồng, như thế khi nhìn vào, các em học sinh vừa không mỏi mắt vừa hăng say học tập. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện theo cuộc “cách mạng màu sắc” này.
Ngoài ra, màu sắc còn mang ý nghĩa tượng trưng nhất định. Phần đông mọi người nhận định rằng: màu đỏ tượng trưng cho sự hy sinh, sức sống mãnh liệt, sự cao cả; màu lục tượng trưng cho sự yên bình, nhã nhặn, hiền hoà; màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp, cao quý, hiển hách hào hoa. Những màu khác như màu lam là biểu trưng cho sự hoà bình, êm ái, thâm trầm; màu đen là tượng trưng cho cảnh tang tóc, bi ai, thần bí; màu trắng là sự trinh bạch, thuần khiết, yếu đuối...
Dựa vào những kết luận trên, chúng ta nên tham khảo khi chọn lựa màu sắc trong thiết kế không gian sống hay dùng màu sắc để thể hiện tâm trạng của mình. Hơn nữa, bạn có thể đoán biết tâm lý người khác qua việc họ chọn màu cho trang phục…
(Theo VTV.vn)
(NT.Design Sưu tầm)

CHẤT LIỆU SƠN MÀI TRONG HỘI HOẠ


Các bạn quan tâm đến chất liệu trong hội hoạ hãy đọc bài viết mình vừa sưu tầm sau đây, hy vọng sẽ tích luỹ them một chút kiến thức về hội hoạ cho các bạn.

Giới thiệu

Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họaViệt Nam. Đây là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài riêng. Tuy nhiên, từ dùng để gọi sơn mài (tiếng Anh: lacquer) thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Xin lưu ý, kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam.
Hoa loa kèn-Tranh sơn mài.

Mục lục

9 Liên kết ngoài

Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn màitranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh.
Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình.
Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiên nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu quả đạt được sau khi mài tranh.

[sửa] Các họa sĩ nổi tiếng với tranh sơn mài

Trước thập niên 1930, người ta chỉ dùng sơn ta trong trang trí đồ thờ cúng, làm hàng mỹ nghệ. Vào thời gian này, một số họa sỹ Việt Nam đầu tiên đang học như Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩnnghệ nhân Đinh Văn Thành đã mạnh dạn thử nghiệm đưa kỹ thuật sơn ta vào làm tranh nghệ thuật.

[sửa] Những bức tranh sơn mài nổi tiếng

  • Hội chùa (1939) của Lê Quốc Lộc (tác phẩm tiêu biểu cho tranh chất liệu sơn mài thế kỷ 20)
  • Nam Bắc một nhà (1961) của Nguyễn Văn Tỵ (tác phẩm tiêu biểu cho tranh chất liệu sơn mài thế kỷ 20)

[sửa] Các nguyên liệu sử dụng trang trí

Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu và các nguyên liệu khác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến như:
  • Sơn: khai thác từ cây sơn, ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu trám, nhựa thôngnhựa dó...
  • Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ, loại màu chế từ khoáng chất vô cơ (ví dụ: son) nên không bị phân huỷ trước ánh sáng và thời gian.
  • Các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm...
  • Các sản phẩm từ vàng như vàng thếp...
  • Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp...
  • Ngày nay, người ta đã chế tạo thành công các loại sơn công nghiệp có thể thay thế các loại sơn mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ dàng trong sản xuất tranh và màu sắc thì vô cùng phong phú.

[sửa] Các công đoạn chính của công nghệ sơn mài

Gia đình -Tranh sơn mài.
Có thể nói công nghệ sơn mài chỉ có nguyên lý chung nhưng khác biệt trong kinh nghiệm, kỹ thuật của từng cá nhân, từng gia đình cũng như nó được biến đổi kỹ thuật làm tranh khác với làm tượng, lại khác với trang trí đồ vật, sơn phủ hoàng kim... Có thể chia làm một số công đoạn chính sau: bó hom vóc, trang trí, mài và đánh bóng.

[sửa] Bó hom vóc

Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường được người làm sử dụng giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền vững hơn vải. Cách bó hom vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngày nay người thợ có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn nứt của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn) sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải. Sau đó để gỗ khô kiệt mới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ co ngót. Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 300-400 năm.

[sửa] Trang trí

Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa, các bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn, dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà cừ, vàng, bạc...sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu.
Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câu đối... người thợ phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để tránh gió thổi các nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt.

[sửa] Mài và đánh bóng

Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành độ sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài. Người xưa sử dụng lá chuối khô làm giấy nháp. Đến nay, nguyên tắc đánh bóng tranh lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không được phép phủ dầu bóng. Đó chính là điểm độc đáo của tranh sơn mài. Sự thành công của một bức tranh sơn mài phụ thuộc rất lớn vào công đoạn sau cùng. Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tóc rối, đá gan gà v.v..

[sửa] Làng nghề sơn mài

Hai người bạn - Tranh sơn mài
Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết - nó rất thích hợp mùa xuân và những ngày mưa đầu hạ. Điều đó làm ta thấy sự phân bố làm nghề sơn mài không những chia theo khu vực sản phẩm mà còn có yếu tố liên kết phục vụ lẫn nhau.
Làng nghề sơn mài Phù Lào (Tiên Sơn - Bắc Ninh) thường lấy quỳ vàng, quỳ bạc của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao, lấy vải màn của làng Đình Cả, lấy vóc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng Phù Khê, lấy nguồn sơn thô của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu, dầu trám của Lạng Sơn, Cao Bằng...
Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung nguyên liệu và các bậc chế tác nghệ thuật sơn mài nổi tiếng. Đa phần họ có gốc thành viên của các làng nghề truyền thống nhập cư Hà Nội và tạo nên 36 phố phường ngày trước.

[sửa] Sơn mài thời hiện đại

Hiện nay, tranh sơn mài sử dụng nguyên liệu là sơn Nhật được dùng khá phổ biến. Do sơn ta có hạn chế là dễ gây tác động phụ cho người sử dụng (bị "sơn ăn"), ngoài ra, khi dùng sơn ta, tranh lại phụ thuộc vào thời tiết khá nhiều. Khi thời tiết có độ ẩm cao thì sơn càng nhanh khô, nếu thời tiết khô ráo (độ ẩm thấp) thì sơn rất lâu khô. Do vậy, sơn ta ít khi được dùng tại các nước có khí hậu khô ráo. Trong khi đó, sơn Nhật lại nhanh khô và làm cho việc ai đó muốn vẽ tranh ở nước ôn đới cũng có thể thực hiện được. Nhưng khi sử dụng sơn Nhật, để tranh được bóng, bây giờ người ta thường dùng một lớp sơn trong (sơn cánh gián) phủ ra bên ngoài tranh, còn nếu tranh sơn mài dùng sơn ta, chỉ cần lấy nắm tóc rối xoa lên tranh, hoặc dùng bàn tay có độ ẩm (có ít mồ hôi) xoa lên tranh, tranh sẽ rất bóng. Tuy nhiên, tranh sơn màu dùng sơn ta vẫn được ưa chuộng hơn vì sự công phu trong quá trình làm tranh và khi nhìn, nó tạo độ sâu cho bức tranh hơn.
Sơn mài ngày nay không chỉ còn ứng dụng sản xuất tranh sơn mài, hoành phi hay câu đối... nó còn được phát triển để sản xuất các mặt hàng nội thất cao cấp như bàn ghế, giường tủ... Gốm sơn mài hiện là mặt hàng được ưa chuộng tại nhiều nước.
 

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

PHONG THUỶ VỀ ÁNH SÁNG


Tôi thấy bài này củng hay nên sưu tầm để các bạn tham khảo
Bạn có nhiều hiểu biết về phong thủy không? Hãy kiểm tra bài trắc nghiệm dưới đây để xem không gian sống hiện tại của mình như thế nào.
Vẻ đẹp của sự trong suốt
Một chất liệu mới trong nội thất của những ngôi nhà hiện đại. Khi đi tìm tư liệu để viết bài về hàng nội thất mới độc đáo, khơi nguồn cho một vẻ đẹp mới.  Tôi gần như không có ý tưởng mới lạ nào, nếu chỉ viết về gỗ, kim loại thì quá bình thường. Đã có quá nhiều bài viết tôn vinh chúng, tôi không thể bổn cũ soạn lại chắc chắn các bạn sẽ không muốn đọc. 
Phong thủy ánh sáng và kinh doanh
Trong thuật Phong thủy ánh sáng và đèn thường đuợc dùng làm cách chữa căn bản, để sửa sai cho sự mất quan bình của nguồn khí lưu chuyển nguồn ánh sáng cho một nơi chốn ảnh hưởng vào tâm kính và sức năng động của chủ nhà. Ánh sáng và đèn tượng trưng cho mặt trời và là điều cốt yếu cho sức khỏe, làm thuận khí – càng sáng càng tốt. (Nếu một bóng đèn bị cháy ta thay nó bằng cái sáng bằng hay sáng hơn). 
Phong thủy và dòng đời

Phòng ngủ đặc biệt theo phong thủy được điều chỉnh theo tuổi tác một người. Vì nhà cửa ảnh hưởng đến khí lực con người nên có thể điều tiết phòng ngủ để làm cân bằng khí như cách chữa xuất thế cho trẻ con hay người già.
Trẻ con phải ngủ ở cung tử tức trong phòng ngủ của chúng, nơi đó cần giữ sáng sủa và khoảng trống rộng rãi làm chỗ chơi đùa.
Phong thủy phòng ngủ
Phòng ngủ đặc biệt ảnh hưởng đến chúng ta. Đó là nơi ta nghỉ ngơi, thư giãn và lấy lại sức mạnh nên vị trí giường ngủ là quan trọng. Tốt hơn cả là giường ngủ nên nằm trên đường chéo góc với cửa ra vào để họ có thể rộng tầm mắt thấy được người ra vào bảo đảm cho dòng khí lưu chuyển.
Sắp xếp phòng ăn, nhà bếp hợp phong thủy
Ở trong bếp, thầy Phong Thủy để ý nhất là lò nấu và người nấu cơm. Nhà bếp đại diện cho của cải. Theo lý luận thì thực phẩm tạo ra sức khỏe và ra hiệu suất công việc vì thực phẩm tốt qua con người khiến người đó có khả năng biến ra lợi nhuận lớn mà từ đó lại đem cải tiến thực phẩm của họ
Cầu thang, trần, xà hợp phong thủy
Cầu thang được coi là quan trọng trong môn phong thủy. Cầu thang dẫn khí từ tầng này lên tầng kia nó phải rộng rãi, sáng sủa và không bị tù túng vì trần thấp. Nếu nó tối và thấp khí sẽ bị chận lại, hãy treo 1 tấm gương lên trần và tăng cường chiếu sáng để làm tăng nguồn khí. Tránh làm bậc thang trống dưới nền bậc vì kiểu này không dẫn khí lên trên được.
Phong thủy cửa sổ
Cửa sổ là mắt và miệng của nhà và là nơi làm việc (1 cửa kính vỡ là các vấn đề về mắt sẽ xảy ra). Cửa sổ là nơi dẫn khí phải được mở hết ra phía ngoài hay phía trong thay vì kéo lên trên hay xuống dưới.
Phong thủy cây cối và ao hồ
Khi trồng một rào cây, nó chống lại tử khí, gió độc, tiếng xe cộ ồn ào và sự ô nhiễm. Rào còn che đỡ cho nhà tránh được nhiều cảnh đáng ngại như nghĩa địa, nhà thờ, đường lộ như mũi tên nhắm thẳng vào nhà. Tuy nhiên nếu trồng cây ngay trước ngỏ hay cửa sổ thì chúng lại gây ảnh hưởng xấu.vì làm ngăn trở luồng khí đi vào và hại cho khí người cư ngụ.
Cửa ngõ, nẻo dẫn khí và đón vận may và cách chữa lệch lạc trong nhà
Khí vận hành ở trong nhà đựơc xem là lý tưởng khi nó thông suốt cũng như sự chuyển vận cửa máy trong cơ thể khỏe mạnh. Cửa ra vào và cửa sổ là nẻo dẫn khi vào và đón vận may đến. Theo đúng cách thì các cửa trong nhà, hành lang và cầu thang dẫn khí vận chuyển khắp nhà. Sự vận hành phải điều hoà, đừng qua nhà nhanh và đừng quá chậm.